Tại sao thái độ quan trọng hơn trí thông minh.

Tôi rất trân trọng nên đã dịch bài viết của Tiến Sĩ Travis Bradberry đăng trên World Economic Forum.

Khi nói đến thành công, chúng ta dễ nghĩ ngay đến những người có tài năng thiên bẩm và đầu óc siêu việt khiến cho mọi người khác bị bỏ lại phía sau. Nhưng một công trình nghiên cứu của Đại Học Stanford sẽ thay đổi cách suy nghĩ của bạn (và cả thái độ của bạn nữa).

Chuyên gia tâm lý Carol Dweck dành gần hết sự nghiệp của bà nghiên cứu về thái độ và năng lực làm việc, và nghiên cứu mới nhất của bà cho thấy thái độ là yếu tố dự đoán thành công tốt hơn so với chỉ số IQ của bạn. Dweck tìm thấy rằng thái độ cốt lõi của mọi người rơi vào một trong hai nhóm sau: tư tưởng cố định và tư tưởng phát triển.

Với tư tưởng cố định, bạn tin rằng những tố chất bạn đang có là bẩm sinh và bạn sẽ không thể thay đổi được chúng. Quan điểm tạo ra nhiều vấn đề vì mọi thứ luôn diễn ra như thể chúng vượt quá khả năng xử lý của bạn và khiến bạn cảm thấy tuyệt vọng hoặc choáng ngộp. Những người với tư tưởng phát triển lại tin rằng họ luôn có thể nỗ lực để cải thiện tình hình. Họ làm việc tốt hơn so với những người có tư tưởng cố định thậm chí khi họ có chỉ số IQ thấp hơn nhưng vì họ chấp nhận thử thách và xem nó như cơ hội để học những điều mới.

Như lẽ thường, chúng ta sẽ nghĩ đến khả năng nổi bật như trí thông minh và sự tự tin. Những yếu tố này vẫn đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ khi mọi thứ đang diễn ra một cách dễ dàng. Yếu tố quyết định chính là cách thức mà chúng ta đối mặt và xử lý những tình huống không thuận lợi hay thử thách khó khăn. Những người với tư tưởng phát triển sẽ luôn chào đón thử thách với vòng tay rộng mở.


Theo như Dweck, thành công trong cuộc sống là cách mà bạn đối mặt với thất bại. Bà mô tả về phương pháp mà những người có tư tưởng phát triển đương đầu với thất bại như sau:

“Thất bại là thông tin – là cái nhãn tên mà chúng ta đặt ra nhưng nó sẽ nghe như ‘Cách này không hiệu quả nhưng tôi là người có khả năng giải quyết vấn đề nên tôi sẽ thử cách khác’”. Dù là bạn có thuộc về phía nào của biểu đồ, bạn luôn có thể thay đổi và xây dựng tư tưởng phát triển. Những điều tiếp theo sẽ là vài phương thức giúp bạn điều chỉnh tư tưởng trở nên phát triển hơn.

Đừng cảm thấy tuyệt vọng. Chúng ta luôn có những khoảnh khắc mà ta cảm thấy vô phương cứu chữa. Nhưng đấy chính là bài kiểm tra với cách mà chúng ta phản ứng với cảm giác tiêu cực đó. Chúng ta hoặc có thể học hỏi từ đó và tiếp tục bước đi hoặc để mặc cho hoàn cảnh lôi tuột chúng ta xuống vực sâu. Đã có hàng loạt những nhân vật thành công là những người sẽ chẳng bao chạm đến đích nếu họ để mặc cho cảm giác tuyệt vọng cuốn đi: Walt Disney từng bị sa thải khỏi Kansas City Star vì ông ấy “thiếu hoàn toàn trí tưởng tượng và chẳng có ý tưởng nào hay ho”, Oprah Winfrey bị sa thải khỏi công việc là phát ngôn viên truyền hình tại Baltimore vì “luôn đầu tư quá nhiều cảm xúc vào cách dẫn chuyện”, Henry Ford hai lần thất bại với các công ty sản xuất ô tô trước khi gặt hái thành công với hãng xe Ford, và Stephen Spielberg bị từ chối bởi Học Viện Điện Ảnh Nghệ Thuật của USC. Hãy thử tưởng tượng nếu những người này có tư tưởng cố định. Họ sẽ trở nên chua chát khi bị chối từ và bỏ cuộc. Những người với tư tưởng phát triển không cảm thấy vô vọng vì họ biết rằng để đạt đến thành công, bạn cần phải chuẩn bị tư tưởng để đương đầu với thất bại và có thể đứng lên và tiếp tục bước đi.


Grit: the power of passion and perseverance | Angela Lee Duckworth

Hãy luôn đam mê. Những người khao khát thành công sẽ luôn theo đuổi đam mê của mình một cách không mệt mỏi. Ở đời sẽ luôn có ai đó tài năng hơn bạn, nhưng cần cù bù thông minh, bạn có thể bù đắp thiếu thốn tài năng của mình bằng niềm đam mê mạnh mẽ. Đam mê của những người khao khát thành công chính là yếu tố dẫn dắt họ theo đuổi công việc với chất lượng cao nhất. Warren Buffet khuyên rằng mọi người nên tìm ra niềm đam mê của mình bằng phương pháp 5/25: Ghi xuống giấy 25 điều mà bạn quan tâm nhất. Sau đó, gạch bỏ 20 thứ xếp hạng tự thấp đến cao. 5 điều còn lại chính là niềm đam mê của bạn. Mọi thứ khác chỉ gây nhiễu sóng cho bạn mà thôi.

Hãy hành động. Không phải là những người với tư tưởng phát triển có khả năng vượt qua mọi khó khăn và sợ hãi vì họ dũng cảm hơn chúng ta; lý do chỉ là họ nhận thức được nỗi sợ hãi, sự căng thẳng có thể làm tê liệt cảm xúc và cách tốt nhất để vượt qua chính là hành động. Những người với tư tưởng phát triển luôn được tiếp thêm sức mạnh và họ hiểu rằng chẳng có khoảnh khắc nào là hoàn hảo để tiến lên phía trước. Thế thì tại sao phải chờ đến đúng thời điểm? Hành động sẽ giúp chuyển hoá nỗi lo, sự băn khoăn về thất bại thành năng lượng tập trung và tích cực.


Actor and Martial Artist Bruce Lee on the set of “Enter The Dragon” (1973)

Hãy cố gắng thêm một chút (hoặc nhiều hơn). Những người khao khát thành công sẽ hy sinh tất cả, thậm chí vào cái ngày tồi tệ nhất. Họ luôn đẩy bản thân mình vượt qua giới hạn và cố gắng hơn chút nữa. Một võ sinh của Lý Tiểu Long chạy bộ 3 dặm mỗi ngày với ông. Một ngày nọ, khi sắp chạm đến mốc 3 dặm, Lý Tiểu Long nói rằng “Hãy chạy thêm 2 dặm nữa”. Võ sinh của ông đã cảm thấy rất mệt và nói với ông rằng “Tôi sẽ chết nếu cố chạy thêm 2 dặm”. Lý Tiểu Long đáp lại ra sao? “Vậy thì chạy tiếp thôi”. Người võ sinh trở nên rất tức giận rằng ông đã hoàn thành 5 dặm. Kiệt sức và giận dữ, ông đến hỏi thẳng Lý Tiểu Long về câu trả lời vừa rồi và được nghe giải thích rằng “Bỏ cuộc thì cũng chẳng khá hơn đã chết rồi. Nếu bạn luôn đặt giới hạn cho những thứ bạn làm, dù là dùng sức hay những thứ khác, nó sẽ lan ra phần đời còn lại của bạn. Nó sẽ ảnh hưởng đến công việc bạn làm, đạo đức lương tâm của bạn và thậm chí là sức khoẻ. Trên đời không có giới hạn gì cả. Sẽ có những vùng đất bình yên nhưng bạn không được ở đó mãi mà phải vươn lên cao hơn. Nếu điều đó giết chết bạn, nó sẽ giết chết bạn. Mỗi người phải luôn vượt lên chính mình”

Nếu bạn không cải thiện được từng chút mỗi ngày, thế thì có khả năng là bạn sẽ trở nên tệ hơn – vậy thì sống để làm gì? Bạn mong chờ kết quả ư? Những người có tư tưởng phát triển biết rằng họ sẽ gặp thất bại không lúc này thì lúc khác nhưng họ không bao giờ để điều đó cản trở họ nhìn thấy kết quả và thành công. Mong đợi thành công cho bạn thêm nhiều động lực và giúp cho quá trình nỗ lực của bản thân thêm mạnh mẽ. Vì nếu sau mọi nỗ lực mà bạn không nghĩ mình sẽ thành công, thế thì nỗ lực để làm gì?

Hãy linh hoạt uyển chuyển. Mỗi người sẽ luôn gặp những thử thách trái ngang. Những người với tư tưởng phát triển chấp nhận sự ngang trái như một công cụ để cải thiện, đối lập với những thứ sẽ kiềm chân họ lại. Khi một tình huống khó khăn xảy ra với một người khao khát thành công, họ sẽ trở nên linh hoạt hơn cho đến khi họ đạt được mục tiêu.

Đừng than thở khi mọi thứ không diễn ra như ý bạn. Than thở là một dấu hiệu điển hình của tư tưởng cố định. Tư tưởng phát triển tìm kiếm cơ hội trong mọi thứ nên nó sẽ không để dành chỗ cho việc than thở trách móc.

Kết hợp mọi thứ lại với nhau.

Bằng cách theo dõi phản ứng của bạn đến với từng thứ nhỏ nhất, bạn có thể nỗ lực mỗi ngày để giữ bản thân mình nằm bên phía tay phải của biểu đồ.

Về tác giả:

Tiến sĩ Travis Bradberry là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất Emotional Intelligence 2.0, đồng thời là nhà đồng sáng lập TalentSmart, đơn vị cung cấp các bài kiểm tra và khoá huấn luyện về trí tuệ cảm xúc hàng đầu thế giới, phục vụ hơn 75% các tập đoàn thuộc Top 500 Fortune.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s